Với vận tốc thay đổi liên tục, bão Rai được dự báo hướng vào vùng biển khu vực Đà Nẵng – Quảng Nam, sau đi ngược lên phía bắc. Hoàn lưu bão gây mưa lớn cho miền Trung từ hôm nay.
Sáng 18/12, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết bão số 9 (Rai) duy trì sức gió mạnh cấp 14, giật cấp 17 trong những giờ qua. Lúc 4h, tâm bão cách đảo Song Tử Tây khoảng 250 km về phía đông đông nam.
Ngày và đêm nay, bão đi nhanh theo hướng tây tây bắc với vận tốc 20-25 km/h. Sáng 19/12, tâm bão cách Phú Yên – Khánh Hòa khoảng 250 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất cấp 13-14, giật cấp 16.
Sau đó, hình thái này đổi hướng đi theo bắc tây bắc, vận tốc 15-20 km/h. Rạng sáng 20/12, tâm bão cách Đà Nẵng – Quảng Nam khoảng 200 km về phía đông với sức gió giảm xuống còn cấp 11-12, giật cấp 14.
Sau thời điểm này, bão giữ vận tốc và đi thẳng theo hướng bắc rồi suy yếu dần. Sáng 21/12, tâm bão nằm trên vùng biển phía đông của đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất cấp 8, giật cấp 9.Dự báo đường đi của bão số 9 trên Biển Đông trong những ngày tới. Ảnh: VNDMS.
- https://sp.zalo.me/plugins/share?dev=null&color=null&oaid=4564080408575020426&href=https%3A%2F%2Fzingnews.vn%2Fbao-so-9-manh-cap-14-tren-bien-dong-post1284047.html%23zingweb_home_sectionfeatured1%3Futm_source%3Dzalo%26utm_medium%3Dzalomsg%26utm_campaign%3Dzingdesktop&layout=icon-text&customize=true&callback=null&id=6a50a4c6-685d-4c35-9dd5-f69ef7e5a4be&domain=zingnews.vn&android=false&ios=false
Dự báo đường đi của bão số 9 trên Biển Đông trong những ngày tới. Ảnh: VNDMS. |
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, khi tiến gần vào đất liền, bão khả năng đi ngược lên phía bắc và quét dọc bờ biển Trung Bộ chứ không đi thẳng vào đất liền.
Ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với không khí lạnh nên từ đêm nay (18/12) đến hết ngày 19/12, khu vực từ Thừa Thiên – Huế đến Khánh Hòa có mưa lớn với tổng lượng phổ biến 100-250 mm/đợt, có nơi trên 300 mm.
Chuyên gia cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông 24 giờ tới nằm từ vĩ tuyến 9 đến 15,5 độ vĩ bắc; phía đông kinh tuyến 109,5 độ kinh đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong khu vực này có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy.
Mức độ rủi ro thiên tai trên vùng biển khu vực giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa) được cảnh báo ở cấp 4.
Hiện, khu vực phía bắc của Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Trong khi đó, vùng biển giữa Biển Đông có gió mạnh cấp 8-10, sau tăng lên cấp 11-12, Vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14, giật cấp 17; sóng biển cao nhất 8-10 m; biển động dữ dội.
Từ 19/12, vùng biển ngoài khơi từ Thừa Thiên – Huế đến Khánh Hòa (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn) có gió mạnh dần lên cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-12, giật cấp 14. Sóng cao 6-8 m.Dự báo đường đi của bão số 9 – Rai sau khi vào Biển Đông Sau khi vào Biển Đông, bão Rai duy trì sức gió mạnh cấp 13-14 và đi theo hướng tây tây bắc. Ngày 19/12, bão vào gần Bình Định – Khánh Hòa rồi di chuyển ngược lên phía bắc.
Trước khi vào Biển Đông, siêu bão Rai đã đổ bộ vào miền Nam Philippines với sức gió mạnh đến 200 km/h, giật trên 270 km/h, gây thiệt hại trên diện rộng, làm đổ nhiều cây lớn, nhiều mái nhà bằng thiếc bị vỡ, tốc mái và làm sập nhiều nguồn điện. Nước lũ dâng cao ngang ngực và làm gián đoạn các nỗ lực tiêm chủng Covid-19 của nhiều địa phương ở quốc gia này.
Theo thống kê, hơn 98.000 người đã phải sơ tán vào nơi trú ẩn khẩn cấp. Nhiều chuyến bay đã bị hủy và hàng chục bến cảng tạm thời đóng cửa, khiến khoảng 4.000 hành khách và công nhân trên phà và tàu chở hàng bị mắc kẹt tại hàng chục cảng miền Nam và miền Trung Philippines.