Dân Tây An gần như kiệt sức sau 3 tuần phong tỏa

Chiến lược Zero Covid-19 tạo ra vấn đề nghiêm trọng cho Tây An, từ thiếu hụt thực phẩm, hàng thiết yếu cho tới chậm trễ điều trị dẫn đến một số ca tử vong do không được nhập viện.

Amelia Wang, năm nay 23 tuổi, là nữ sinh đang học năm cuối Đại học Tây An. Kể từ 23/12/2021, Wang cũng như 13 triệu dân của Tây An đã bị đặt dưới lệnh phong tỏa nghiêm ngặt do Covid-19 bùng phát ở thành phố này.

Trong 3 tuần qua, cách duy nhất để Wang có thể rời khỏi khu ký túc xá của trường là tham gia tình nguyện tại trung tâm xét nghiệm Covid-19.

“Tây An đã làm rất tốt công tác tổ chức đại hội thể thao toàn quốc hồi tháng 9. Kể từ đó, chỉ có lẻ tẻ các ca mắc cộng đồng, chưa từng có đợt bùng phát nghiêm trọng nào như lúc này. Tôi cũng không hiểu chuyện gì đã xảy ra”, cô nói trên South China Morning Post.

Ổ dịch lớn nhất từ sau Vũ Hán

Thống kê của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết kể từ đầu tháng 12, khi ca dương tính đầu tiên của chuỗi lây nhiễm hiện nay được khi nhận, hơn 1.900 người dân ở Tây An đã có kết quả xét nghiệm dương tính, theo Reuters. Đô thị 13 triệu dân trở thành ổ dịch lớn nhất Trung Quốc kể từ sau Vũ Hán.

Đại hội thể thao toàn quốc được tổ chức từ 15-27/9/2021, đích thân Chủ tịch Tập Cận Bình chủ trì buổi lễ khai mạc. Truyền thông nhà nước Trung Quốc tán dương sự kiện này là một thành tựu lớn trong bối cảnh đại dịch, hướng tới Olympic Bắc Kinh 2022.

Dù xảy ra các đợt bùng phát nhỏ ở một số địa phương khác gây ra tâm lý lo ngại, Tây An vẫn duy trì được mục tiêu không có ca mắc Covid-19 trong 2 tuần diễn ra đại hội.

Để thu được thành quả này, Tây An đã có những biện pháp hạn chế cứng rắn như đóng cửa hơn 4.000 địa điểm văn hóa, du lịch trong hơn một tháng.

phong toa tay an anh 2
Tây An bị phong tỏa từ 23/12/2021. Ảnh: AFP.

Ngay cả sau khi đại hội kết thúc, Tây An tiếp tục duy trì các biện pháp kiểm soát chặt chẽ bao gồm bắt buộc đeo khẩu trang, quét mã QR y tế tại các địa điểm công cộng.

Tuy nhiên, Wang cho biết những biện pháp này đã không được thực hiện chặt chẽ, thống nhất trong những ngày trước khi đợt dịch mới nhất bùng lên.

Đến ngày 9/12/2021, Tây An phát hiện một ca Covid-19 ở một khách sạn cách ly. Kể từ đó, số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tăng đột biến. Đã có thời điểm thành phố 13 triệu dân ghi nhận hơn 150 ca mỗi ngày, đánh dấu đợt bùng phát tồi tệ nhất trong nhiều tháng.

Nhà chức trách Tây An cho biết hơn 42.000 người bị cách ly tại các cơ sở tập trung. Gần 3 tuần qua, toàn bộ Tây An đã bị phong tỏa. Người dân thành phố không được phép rời khỏi nhà. Nhiều đợt xét nghiệm diện rộng toàn thành phố đã được tiến hành nhằm truy vết ca lây nhiễm.

Từ sau dịp năm mới, đợt bùng phát bắt đầu có dấu hiệu dịu lại. Hôm 8/1, Tây An ghi nhận 30 ca mắc Covid-19. Tuy nhiên, việc theo đuổi chiến lược Zero Covid-19 mang tới nhiều thách thức cho cuộc chiến với dịch bệnh ở Tây An.

Mặt trái của Zero Covid-19

Phong tỏa chặt kéo dài nhiều ngày khiến không ít người dân túng quẫn, tình hình trở nên tồi tệ hơn trước tình trạng thiếu nguồn cung thực phẩm. Thậm chí, một số trường hợp tử vong do không được nhập viện kịp thời. Một số lãnh đạo bệnh viện đã bị sa thải vì việc này, theo Guardian.

Tây An có một ứng dụng y tế trên điện thoại phục vụ việc kiểm soát dịch bệnh. Nhưng chỉ trong hai tuần từ khi đợt bùng phát bắt đầu, ứng dụng này đã hai lần gặp trục trặc do bảo trì hệ thống kém hiệu quả.

Hậu quả là người dân không có “mã xanh” để ra khỏi nơi cư trú hoặc đi đến các cơ sở công cộng như bệnh viện.

Truyền thông địa phương cho biết hai phụ nữ bị xảy thai do các biện pháp phong tỏa khiến họ không được chăm sóc kịp thời tại bệnh viện. Trong khi đó, một bệnh nhân tim mạch đã tử vong khi đang chờ được điều trị.

Người sử dụng mạng xã hội phàn nàn về tình trạng thiếu hụt thực phẩm và các nhu yếu phẩm thiết yếu khác. Giới chức Tây An cho biết nguyên nhân do thiếu nhân viên giao hàng, đồng thời cam kết sẽ khắc phục sớm nhất có thể.Người dân mua hàng thiết yếu tại một cơ sở tạm thời. Ảnh: AFP.

phong toa tay an anh 3
phong toa tay an anh 3
Người dân mua hàng thiết yếu tại một cơ sở tạm thời. Ảnh: AFP.

Tây An đã đình chỉ công tác giám đốc dữ liệu của thành phố sau khi ứng dụng y tế gặp trục trặc. Nhiều quan chức các quận và bệnh viện bị sa thải do không bảo đảm chăm sóc y tế kịp thời cho người dân. Giám đốc y tế thành phố Tây An cũng phải chính thức xin lỗi vì những sai sót trong giai đoạn phong tỏa vừa qua.

Từ Bắc Kinh, Phó thủ tướng Tôn Xuân Lan cho biết bà “cực kỳ xấu hổ” vì những thiếu sót trong công tác chăm sóc y tế ở Tây An, theo Reuters.

Các biện pháp kiểm soát dịch bệnh cũng làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động của các trường học tại Tây An, đặc biệt trong bối cảnh các kỳ thi diễn ra trong thời gian phong tỏa.

Lệnh hạn chế di chuyển khiến nhiều thí sinh hoang mang khi phải đi một quãng đường xa tới các điểm thi mà không có hướng dẫn cụ thể của chính quyền thành phố.

Một thí sinh họ Yang cho biết nhà chức trách địa phương đã không thể bảo đảm các cuộc thi diễn ra suôn sẻ.

“Phong tỏa bắt đầu trước kỳ thi chỉ một tuần, nhiều thí sinh giống như tôi hoàn toàn không nắm được thông tin về cách thức tổ chức kỳ thi”, Yang nói.

Một giáo viên giấu tên cho biết lãnh đạo các trường học nhận thức sâu sắc hậu quả chính trị sẽ là gì nếu để xảy ra bùng phát dịch tại trường mình.

“Hai năm chiến đấu với Covid-19 vẫn chưa giúp các trường đại học tìm ra cách ứng phó với virus hiệu quả hơn”, vị giáo viên giấu tên nói.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Facebook

Call

Mail

Zalo

Youtube